Phân loại user trong game

Người chơi là người sử dụng sản phẩm game của chúng ta. Hiểu và phân loại người chơi giúp ta target đúng thị trường và giúp nhận định tốt hơn về khả năng phổ cập của một ý tưởng game với user.

Phân loại người chơi theo Bartle:

Richard Bartle có viết một bài về phân loại người chơi game online vào năm 1996.

Killer

Đặc điểm
Người chơi thích đánh bại người chơi khác, thich xếp hạng cao.
Tính năng thu hút
PvP (people vs people), leaderboard, ranks

Achiever

Đặc điểm
Người chơi thích đạt các mục tiêu, thành tựu được cho sẵn.
Tính năng thu hút:
Achievements

Socializer

Đặc điểm
Người chơi thích hoạt động mang tính chất xã hội. Người chơi dạng này mong muốn tạo một mạng lưới quan hệ xã hội trong game.
Tính năng thu hút
Bang hội, chat, mailbox, friendlist, newsfeed

Explorer

Đặc điểm
Người chơi thích khám phá thế giới game, tìm hiểu tất cả các chi tiết trong game
Tính năng thu hút
Progression, Collect

Phân loại theo Andrzej Marczewski

Adrzej Marczewski từ phân tích của Bartle thêm 2 loại nửa vào các loại người chơi:
  • Players: Giống Killers của Bartle
  • Disruptors nhóm người chơi bị kích thích bởi sự thay đổi. Họ sẽ cố gắng tác động vào game bạn một cách tích cực hoặc tiêu cực. Họ có thể tự làm điều đó hoặc thông qua người khác
  • Socializers: Giống Socializers của Bartle
  • Free Spirits: Người chơi thích tận hưởng cuộc chơi của riêng mình. Họ muốn sở hữu những vật phẩm trong game và muốn thể hiện mình.
  • Achievers: Giống Achievers của Bartle
  • Philanthropists: Nhóm người muốn cống hiến cho cộng đồng vì họ muốn trở thành một phần của cái gì đó vĩ đại hơn (xã hội, nhóm). Họ thích giúp đỡ, chia sẽ, hướng dẫn người chơi khác.
Ở đây ta không thấy sự xuất hiện của Explorer. Giống như Explorer phân thành Disrupters và Free Spirit.
Philanthropists dường như là một phần của Socializer.

Sử dụng hệ thống phân loại người chơi

Vậy nên theo hệ thống nào? Nên theo hệ thống mà bạn dễ hiểu. Tôi thường dùng hệ thống của Bartle Type vì nó đơn giản dễ hiểu và nhắm tới đối tượng người chơi trung thực (không hack, phá game)

Phân loại player theo game genre

Game genre là nhóm các game có luật chơi tương tự nhau. Thường thì sẽ có 1 game thành công khởi đầu. Các game khác sẽ có sự cải tiến luật chơi, feeling trong game để tạo sự mới lạ nhưng vẫn giữ những thứ tinh túy của game đầu.
Ví dụ genre match-3 khởi đầu bằng game Bejewed của Popcap. Sao sự thành công của Bejewed là đến Candy Crush Saga và hàng loạt game match-3 của King.
Ngay cả những platform như Appstore and Google play store cũng phân loại game của họ theo genre. Nên khi chúng ta biết về genre của game là một lợi thế.
Các genre của Appstore:
  • Action
  • Adventure
  • Arcade
  • Board
  • Card
  • Casino
  • Dice
  • Educational
  • Family
  • Kids
  • Music
  • Puzzle
  • Racing
  • Role Playing
  • Simulation
  • Sports
  • Strategy
  • Trivia
  • Word
Các genre của Google Play Store cũng tương tự (không có Family và Kids)
Khi làm theo một genre game nhất định bạn sẽ có vô vàn game thành công để tham khảo.
Một bài học của anh Lê Hồng Minh (CEO VNG) khi hợp tác với DeNA (một publisher Nhật). Team VNG được đánh giá như sau:
Vietnam team không chịu chơi các sản phẩm đang làm, và hơn nữa là không chơi tất cả các game khác cùng loại thành công để thực sự hiểu sản phẩm và học hỏi từ họ. Vietnam team chỉ thích chơi game theo ý thích và làm game theo cảm hứng.
Thế nên khi xác định được Genre của game mà bạn muốn làm. Sưu tập các game tương tự, bạn sẽ có một kho tư liệu tham khảo đáng giá.
Định nghĩa của các genre này cũng ta sẽ nghiên cứu ở bài viết khác.

Phân loại user the demographic

Hình trên là hình minh họa nhóm user của game Candy Crush Saga. Từ hình trên ta có thể thấy được thành phần độ tuổi và giới tính. Từ đó có những ưu tiên cho nhóm đối tượng phục vụ chính.
Hình trên là trạng thái phổ biến của nhóm người theo độ tuổi. Trẻ thì nhiều thời gian và năng lượng nhưng ít tiền. Nhóm người lớn thì nhiều tiền, nhiều năng lượng nhưng ít thời gian. Nhóm người lớn tuổi thì nhiều tiền nhiều thời gian nhưng ít năng lượng.
Ví dụ: Làm game target cho người già không thể có các kĩ năng phản xạ quá cao, tiết tấu quá dồn dập vì họ không có nhiều năng lượng để chơi game như vậy.
Làm game cho người target cho người trưởng thành thì không nên mất quá nhiều thời gian cho việc chơi. Có thể dùng tiền để mua thời gian.
Ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa. Việc hiểu rõ về demographic của game giúp chúng ta có thêm dữ kiện để ra các quyết định thôi. Không hề có công thức đúng cho mọi trường hợp. Tất cả đều là Trade-off.

Làm game cho một user cụ thể:

Đây là lời khuyên của game designer Matt Hall, làm game cho một người cụ thể. Kinh nghiệm của ông là khi làm game cho một người cụ thể thì sản phẩm ra cuối cùng chính là một sản phẩm được rất nhiều người yêu thích. Ví dụ khi làm một game về Pony, ông đã cắt 1 hình bé gái và dán lên tường, đặt tên là Amanda. Từ đó mỗi khi nghiên cứu một tính năng mới ông luôn chỉ vào tưởng và hỏi. Amanda có quan tâm đến tính năng này hay không.
Ta có thể tạm giải thích cho kinh nghiệm này là con người cơ bản giống nhau trên rất nhiều phương diện. Nên khi 1 sản phẩm gây được sự thích thú cho 1 người cụ thể, có nhiều cơ hội sẽ được nhiều người giống như vậy thích thú. Khi có một hình tượng cụ thể ta dễ hình dung ra nhu cầu của người chơi với game hơn là khi làm cho một đối tượng trừu tượng như demographic hay Bartle type.
Thế còn làm game cho chính mình thì sao. Làm game để cho bạn thích chơi. Vì bạn không phải là người đặc biệt (unique) nên sẽ có nhiều người giống bạn. Bạn là tester trung thành và thấu hiểu nhất của bạn. Thay vì làm game cho một người mơ hồ, tưởng tượng nào đó, bạn làm cho chính mình.
Honestly, I love making games that I want to play, and I want to play more games like this
Câu nói trên của Kim Swift game designer của game Portal.
Hướng tiếp cận này cũng không tệ đúng không nhưng nó cũng có rủi ro trong đó:
  • Bạn luôn dành tình cảm cho game mình làm game nhiều hơn rất nhiều, do đó không thấy được điểm yểu của nó.
  • Bạn hơi “dị” so với người bình thường và điều đó làm cho game bạn khó tiếp cận.
KẾT:
  • Phải có thông tin về user của mà bạn muốn hướng tới.
  • Phải có thông tin về sở thích của user mà bạn muốn hướng tới.
  • Trả lời câu hỏi: Bạn có phải user của game mình không?
  • Thu thập càng nhiều thông tin càng có lợi cho việc ra quyết định.

Comments

  1. I really appreciate your support on this.
    Look forward to hearing from you soon.
    I’m happy to answer your questions, if you have any.


    เล่นบาคาร่า

    เครดิตฟรี

    คาสิโนออนไลน์

    คาสิโนออนไลน์

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Công cụ Game Designer: Draw.io

Thiết kế UI: C.R.A.P