Công cụ cho game designer: Evernote

Họa sĩ có các công cụ hỗ trợ vẽ như brush, actions ,…
Programmer có các công cụ hỗ trợ như plugin, lib, engine,…
Các nghề nghiệp khác cũng có những công cụ để giúp công việc làm nhanh hơn và chất lượng hơn.
Vậy Game Designer cần sử dụng công cụ nào? Sử dụng công cụ đó để làm gì?

Giới thiệu phần mềm Evernote:



Phần mềm Evernote là một phần mềm ghi chú hoàn toàn miễn phí và cực kì tiện dụng cho mọi công việc văn phòng.
Game designer là người viết tài liệu thiết kế cho game nên sử dụng Evernote là một điều cực kì dễ hiểu.
Còn nhiều công cụ để ghi chú khác như OneNote của Microsoft hay Google Keep của Google… Mỗi công cụ đều có điểm mạnh riêng nhưng mình hay dùng Evernote nên mình sẽ chia sẻ với các bạn về Evernote.

Các ưu điểm của evernote:

  • FREEEEEEE: tất cả các tính năng thao tác đều miền phí. Premium được tăng dung lượng lưu trữ theo tháng và bảo mật.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, dễ search theo tag.
  • Có mặt trên nhiều thiết bị: Windows, Web, Mac, iOS, Android, WebOS, Blackberry… và đồng bộ giữa các thiết bị. Nên khi nghiên cứu ở nhà thì dùng Windows, chợt nghĩ ra ý tưởng thì dùng phone (hiện mình đang dùng phone Android).

Gợi ý sử dụng Evernote cho Game Designer:


Màn hình Evernote

Các khái niệm:

Notebooks: Để chứa các note, trong sổ tay có thể chứa các sổ tay khác. Vì Evernote tổ chức theo dạng cây nên bạn có thể tự do tổ chức sổ tay theo ý mình.
Note: Là nơi chứa các ghi chú. Note có nhiều định dạng, đơn giản nhất là text bạn có thể chèn hình ảnh vào. Định dạng pdf có thể đọc được ngay trên Evernote mà không cần phần mềm khác. Bạn có thể lưu trữ file trên Evernote nhưng nếu dùng miễn phí thì không nên vì nó sẽ rất tốn dung lượng. Mỗi tháng bạn được cấp 60 Mb để lưu trữ note. Nên nếu cần thiết thì lưu vào Google Drive rồi lưu link vào note sẽ hiệu quả hơn. Video thì có thể up lên youtube rùi save link vào Evernote
Tag: Là những thẻ đánh dấu cho note. Khi tìm kiếm có thể tìm theo tag. Ví dụ mình có 1 note về hướng dẫn publish ứng dụng lên Google Play thì mình có thể add các tag sau: Google Play, How-to, Publish. Khi cần tìm tất cả các note về các chủ đề Google Play thì có thể search ra note về publish mình đã gắn nhãn.
Shortcuts: Là liên kết đến những note mà bạn thấy quan trọng và hay dùng.

Một số Notebook bạn nên tạo:

Game Review: Các bài review game trên các trang báo khác nhau để xem các nhà báo quan tâm đến điều gì? Phản hồi của user như thế nào đối với bài review. Ngoài ra nếu thấy những comment trên chính Game đó mà thấy thú vị thì vẫn có thể ghi chú vào evernote.
Game Theory: Các bài viết học thuật về game design.
Game Sound: Thường game design sẽ nhận luôn cả công việc sound design. Bạn nên lưu trữ các nguồn tìm được ở mỗi dự án. Khi có dự án mới sẽ tìm được âm thanh nhanh hơn hiệu quả hơn.
Nên ghi thông tin chi tiết và các nguồn kiếm được, ví dụ:
+ Nguồn này chủ yếu kiếm được loại âm thanh nào: background, sound effect, stingers…
+ Nguồn này thích hợp cho các loại game nào: Arcade, puzzle, All, …
Project: Tập hợp các ý tưởng design của các game đã làm, chưa làm hay bị cancel.
+ Các ý tưởng lưu ở Evernote là tài liệu không chính thức nên bạn có thể lưu tất cả những gì điên rồ nhất. Khi xem lại đôi khi lại thích hợp cho những project mới.
+ Các ý tưởng bị cancel, chưa thành hình sẽ có không gian để phát triển tiếp.
Work Diary: Mỗi dự án mang đến cho bạn những kinh nghiệm mới. Đừng nên phớt lờ những điều đó. Tổng hợp tất cả để lại một chỗ thì sẽ thấy được tiến triển và kinh nghiệm mình đạt được.

Một số mẹo khác

  • Thêm hình vào note sẽ sinh động hơn và ở mục list có hình review.
  • Có thể dùng thêm các tool đi kèm của Evernote như web clipper.
  • Theo dõi các bài viết hướng dẫn sử dụng evernote hiệu quả https://blog.evernote.com/
  • Nếu có quá nhiều note riêng lẻ thì evernote có chức năng gộp nhiều note thành một note
Chúc các bạn sử dụng Evernote hiệu quả và vui vẻ ☺
We become what we behold. We shape our tools and then our tools shape us.

Comments

Popular posts from this blog

Phân loại user trong game

Thiết kế UI: C.R.A.P

Các yếu tố thông dụng của luật chơi- Điều kiện kết thúc