Posts

Showing posts from 2018

Đặt câu hỏi

Image
Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, đó là lúc bạn đặt các câu hỏi để giúp cải thiện tình hình của mình. Nhưng đâu mới là câu hỏi hay? Cách đặt câu hỏi này giúp ít nhiều nhất cho bạn. Đó lại là một câu hỏi khó. Bạn cảm thấy công việc nhàm chán quá. Bạn nên đặt câu hỏi gì? "Làm sao để công việc thú vị hơn?" Rồi bạn vò đầu bứt tóc và nghĩ ra rất nhiều phương án nhưng hầu như không phương án nào khả thi. Đó là lúc bạn nên đổi câu hỏi. Những câu hỏi chung chung như trên thì thường phạm vi quá lớn để bạn có giải pháp gì đó thiết thực và hiệu quả ngay lập tức. Cách làm thường là giảm phạm vị của câu hỏi lại. "Làm sao để công việc trong tuần này thú vị hơn?" Vậy là bạn đã có một câu hỏi với phạm vi nhỏ hơn và thiết thực hơn. Công việc trong tuần gồm 4, 5 công việc nhỏ và cụ thể. Bạn có thể cải tiến 1,2 công việc trong đó để nó hiệu quả hơn hoặc thú vị hơn để làm. Nhưng một câu hỏi khác lại nhen nhóm. "Tại sao bạn lại muốn công việc thú vị hơ

Các yếu tố thông dụng của luật chơi- Điều kiện kết thúc

Image
1. Thiết lập 2. Điều kiện kết thúc --> 3. Vận hành Chơi game đến cuối cùng cũng chỉ là muốn biết thắng thua. Khi mà phần thắng thua thể nào cũng có thằng la lên "Ê, mày chơi ăn gian quá" Xong mới hỏi lại là ăn gian sao nó tức quá trả lời không được lại nói: "Tạo không biết, mày ăn gian." Cũng có lúc đang thấy thằng bạn đang chơi game trong yên lặng và tập trung cao độ, bỗng dưng hắn la lên chói tai tiếp theo là một tràng tiếng ngoài hành tinh không ai hiểu được: "Dcm, vcl, á á á, dm, wtf, wtf, shit shit, arh arh arh..." Là biết nó vừa mới thua.  Thắng thua trong game mang lại cảm xúc vỡ òa cho người chơi. Bao nhiêu cảm xúc được xây dựng trong quá trình chơi game xâu kết lại với nhau rồi nổ ra tung tóe. Người chơi có thể thấy cảm giác hưng phấn chạy dọc thân hoặc thấy nóng cháy vì sai lầm ngu ngốc mình mới gặp phải. Vậy điều kiện kết thúc một game gồm những loại nào, chúng ta thử quan sát xem nhé. Tetris:  Survive

Thiết kế góc nhìn chủ quan trong game

Image
Một cảnh trong Call of Duty Modern Warfare Nhìn vào bức hình trên ta hình dung được ngay anh chàng game thủ này đang sắp hết máu mà không cần nhìn đến chỉ số máu ở góc trái dưới màn hình (health 25). Chúng còn cảm thấy thật nguy hiểm mệt mỏi, mọi vật mờ dần giống như mình đang trong tình trạng của nhân vật. Đó là cái nhìn chủ quan trong game khi mà chúng ta điều kiển một nhân vật mà nhân vật đó có trạng thái đặc biệt. Vậy là có cách nào thiết kế các hiệu ứng như vậy trong game? Đầu tiên ta khảo sát một số kỹ thuật tạo ra cái nhìn chủ quan trong game và khi nào sử dụng các hiệu ứng đó nhé. 1. Overlay:  Giống như ví dụ trên, chúng ta có thể để nhiều dạng overlay lên màn hình để thay đổi góc nhìn chủ quan của game. Không nhất thiết phải là tình trạng nguy ngập mới có thể overlay, nhiều game khi chọn một nhân vật đặc biệt sẽ có overlay. Như trong game Crossy Road khi sử dụng nhân vật Emo Goose các bạn sẽ thấy một màn overlay xanh lên tất cả các cảnh vật trong game. Cảnh g

Các huyền thoại của làng Game

Image
Chúng ta say mê trong thế giới game huyền diệu. Bao nhiêu là tựa game hấp dẫn như Minecraft, Hearthstone, ... Vậy ai là người thiết kế ra những thế giới đầy huyền diệu như vậy. Chúng ta cũng tìm hiểu về cuộc đời của các nhà thiết kế game lỗi lạc. 1. Minh Le "GooseMan" - nhà sáng lập người Canada gốc Việt bỏ làm bài tập để làm game Tựa game thống trị tất cả các phòng máy ở Việt Nam và trên thế giới một thời gian dài là một bản mod dựa trên game Half Life. Minh Le "GooseMan" cùng với Jess Cliffe đồng sản xuất lên trò chơi này năm 1999. Lúc ấy, thanh niên này dùng 20 tiếng 1 tuần để phát triển bản mod Counter Strike thay vì làm bài tập của trường đại học. Thành quả là bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 7 năm 1999. Game ngay lập tức được bùng nổ trong cộng đồng mod và Value (công ty làm game Half Life) cũng bắt đầu trợ giúp cho team Counter Strike.  Năm 2000, Value mua bản quyền game Counterstrike và thuê Minh Le cùng với Jess Cliffe về làm trong công

Làm sao để có công việc Thiết Kế Game đầu tiên?

Image
Mình viết kha khá về lý thuyết về làm game. Tuy nhiên nếu các bạn không có môi trường thực hành thì cũng như không. Ngoài ra, cũng có rất nhiều bạn muốn tham gia ngành Game nói chung và công việc thiết kế game nói riêng nhưng còn ngại ngần không biết đường đi nước bước ra sao. Thế nên, mình viết bài này hi vọng các bạn sáng tỏ hơn về con đường làm game của bản thân. 1. Công việc cho nghề Game Design có nhiều không?  Hiện tại là rất nhiều, trong tương lai con nhiều hơn nữa. Có 3 trung tâm làm game chính trên cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Các tỉnh khác vẫn có lẻ tẻ vài team làm game nhưng ba chỗ này là nhiều nhất. Các bạn ở tỉnh có thể khăn gói lên những thành phố trên để bắt đầu sự nghiệp làm game nhé. 2. Làm thiết kế game cụ thể là làm gì vậy? Thiết kế game cụ thể là đưa ra ý tưởng và viết tài liệu để phối hợp với các đồng đội khác trong team làm game sản xuất được những con game ra thị trường. 3. Em chưa biết gì thì nên bắt đầu từ đâu? Chỉ cần b

Các yếu tố của luật chơi: Thiết lập

Image
Đây là loạt bài về viết luật chơi trong game, là công việc cơ bản nhất của game designer. Chuỗi bài này gồm 3 phần: 1. Thiết lập 2. Điều kiện kết thúc 3. Vận hành Thiết lập:  Điều đầu tiên mà bạn phải là để chơi cờ vua là gì? Xếp lại vị trí quân cờ, tất nhiên rồi!!! Riêng việc sắp xếp quân cờ lên bàn cờ cũng là một thử thách khi còn là một đứa nhóc. Nhớ không, bạn không tài nào nhớ được thứ tự chính xác của các quân cờ nên phải móc tờ giấy luật chơi ra để xem lại và bắt chước đặt theo đúng thứ tự đó. Quân cờ xứ Lewis Vậy game không phải muốn chơi là chơi. Game là phải theo luật. Muốn chơi nhanh phải từ từ. Ta cùng khảo sát các thiết lập của bàn cơ vua nhé: Thiết lập: Số người chơi: 2 Chơi theo lượt, người chơi tuần tự đi nước đi của mình. Người đi trước: Quân đen, đi sau quân trắng (đỏ, hoặc các màu khác). Bàn chơi 8x8 Có các quân cờ sau được sắp xếp như hình dưới: Chốt, xe, mã, tượng, hậu, vua. by Christopher Irwin Thiết lập:

Phân loại user trong game

Image
Người chơi là người sử dụng sản phẩm game của chúng ta. Hiểu và phân loại người chơi giúp ta target đúng thị trường và giúp nhận định tốt hơn về khả năng phổ cập của một ý tưởng game với user. Phân loại người chơi theo Bartle: Richard Bartle có viết một bài về phân loại người chơi game online vào năm 1996. Killer Đặc điểm Người chơi thích đánh bại người chơi khác, thich xếp hạng cao. Tính năng thu hút PvP (people vs people), leaderboard, ranks Achiever Đặc điểm Người chơi thích đạt các mục tiêu, thành tựu được cho sẵn. Tính năng thu hút: Achievements Socializer Đặc điểm Người chơi thích hoạt động mang tính chất xã hội. Người chơi dạng này mong muốn tạo một mạng lưới quan hệ xã hội trong game. Tính năng thu hút Bang hội, chat, mailbox, friendlist, newsfeed Explorer Đặc điểm Người chơi thích khám phá thế giới game, tìm hiểu tất cả các chi tiết trong game Tính năng thu hút Progression, Collect Phân loại theo Andrzej Marczewski Adrzej

Công cụ Game Designer: Draw.io

Image
Công cụ Game Designer: Draw.io Khi dự án game của bạn ngày càng phình lên thì số lượng giao diện màn hình và luồng xử lý càng nhiều và rắc rối. Nếu bạn không có một công cụ để thể hiện được hết các mối tương quan của các màn hình với nhau thì sẽ dễ dẫn đến thiếu hay sai chức năng. Mình giới thiệu các bạn tool draw.io để giải quyết vấn đề trên. Miễn phí, mạnh mẽ, tích hợp với Google Drive. Công cụ này còn giúp bạn dễ dàng trao đổi thiết kế với lập trình viên và họa sĩ nữa. Quá tuyệt! Giới thiệu phần mềm Draw.io: Draw.io là chương trình để vẽ Flowchart, mockup,… và nhiều loại biểu đồ khác. Mình thường sử dụng để phác thảo giao diện vì nó rất nhanh tiện. Còn nhiều công cụ khác có cùng tính năng nhưng mình dùng Draw.io nhiều nhất nên bài này mình sẽ bàn đến việc sử dụng Draw.io thôi. Link : www.draw.io Giao diện : Giao diện của Draw.io Các sử dụng rất đơn giản: Bạn chỉ cần kéo thả những hình mà bạn cần vào trong biểu đồ. Thế là xong !!! Quá đơn giản. Ví dụ đơn