Đặt câu hỏi
Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, đó là lúc bạn đặt các câu hỏi để giúp cải thiện tình hình của mình.
Nhưng đâu mới là câu hỏi hay? Cách đặt câu hỏi này giúp ít nhiều nhất cho bạn. Đó lại là một câu hỏi khó.
Bạn cảm thấy công việc nhàm chán quá. Bạn nên đặt câu hỏi gì?
"Làm sao để công việc thú vị hơn?"
Rồi bạn vò đầu bứt tóc và nghĩ ra rất nhiều phương án nhưng hầu như không phương án nào khả thi. Đó là lúc bạn nên đổi câu hỏi.
Những câu hỏi chung chung như trên thì thường phạm vi quá lớn để bạn có giải pháp gì đó thiết thực và hiệu quả ngay lập tức. Cách làm thường là giảm phạm vị của câu hỏi lại.
"Làm sao để công việc trong tuần này thú vị hơn?"
Vậy là bạn đã có một câu hỏi với phạm vi nhỏ hơn và thiết thực hơn. Công việc trong tuần gồm 4, 5 công việc nhỏ và cụ thể. Bạn có thể cải tiến 1,2 công việc trong đó để nó hiệu quả hơn hoặc thú vị hơn để làm.
Nhưng một câu hỏi khác lại nhen nhóm. "Tại sao bạn lại muốn công việc thú vị hơn?"
Công việc thú vị hơn tất nhiên là tốt hơn công việc không thú vị rồi, chuyện đó có gì mà phải hỏi. Một người chọn một công việc thì chưa chắc đã là công việc họ yêu thích nhất nhưng thường là công việc khả dĩ tốt nhất cân bằng giữa mức độ chịu đựng và thu nhập của mình. Đến khi có cơ hội theo đuổi công việc ước mơ với thu nhập hợp lý thì người đó cũng có thể đổi việc. Tuy nhiên trong lúc vẫn còn làm công việc hiện tại thì công việc thú vị hơn vẫn luôn là tốt hơn.
Thú vị hơn nghĩa là sao?
Câu trả lời cho câu hỏi này thật ra có vô vàng đáp án. Nhưng một đáp án mà đa số mọi người công nhận là làm được công việc có công suất cao hơn thì tương đương với thú vị hơn. Vậy câu hỏi có thể chuyển thành " Làm thế nào để gia tăng năng suất trong công việc của một tuần tới". Chúng ta vẫn bám sát với phạm vị mà chúng ta có thể quản lý được nhưng làm rõ hơn định nghĩa của thú vị. Và việc tăng năng suất cũng dễ đo lường hơn là "Thú vị".
Câu hỏi này làm tôi lại nhớ để phương pháp đặt mục tiêu S.M.A.R.T
Specific: Cụ thể rõ ràng trong phạm vị nhất định
Measurable: Có khả năng đo lương được
Achievable: Có khả năng làm được
Relevant: Có ý nghĩa với bản thân
Time bound: Có thời gian xác định
Nếu bạn đặt được 1 câu hỏi mà đầy đủ năm yếu tố trên, thì đâu đó câu trả lời sẽ hiển hiện trên ngay chính câu hỏi.
Nhưng cũng có lúc tôi muốn đặt những câu hỏi hết sức mơ hồ...
Tôi là ai?
Mục tiêu của tôi trong cuộc đời này là gì?
Những câu hỏi như vậy là nhưng câu hỏi rất sâu sắc nhưng không thể chỉ đơn thuần hỏi xong là rồi nghĩ vu vơ được. Cuối cùng bạn cũng rất khó kiểm câu hỏi thỏa đáng. Thay vì vậy mình cứ lười biếng áp dụng cái quy tắc vớ vẩn ở phía trên để tạo ra những câu hỏi khác thỏa đáng hơn, dễ trả lời hơn xem.
Tôi là ai?
Từ năm 4 tuổi đến bây giờ tôi là người như thế nào?
Trong 1 năm nữa tôi muốn là người như thế nào?
Làm cách nào để tôi biết tôi đang trên con đường để trở thành người như vậy?
Trở thành người mà tôi muốn trở thành có ý nghĩa như thế nào với tôi?
Còn 5 năm ,10 năm nữa thì sao?
Các câu hỏi trên thì có vẻ dễ trả lời hơn vì bạn sẽ nhớ rõ quá khứ của bạn từng trải qua, các mốc thời gian các sự kiện. Để có thể làm rõ hơn con người mình từng trải qua.
Còn mục tiêu trong 1 năm nữa thì dễ kiểm soát hơn các mục tiêu không có thời hạn.
Các câu hỏi có thời giạn 5-10 năm tuy khó hơn nhưng ít nhất nó cũng có một lộ trình cụ thể để rèn luyện bản thân.
Điều quan trọng là bạn phải chọn câu hỏi hợp lý và tự mình trả lời nó
Don't worry, be happy.
Nhưng đâu mới là câu hỏi hay? Cách đặt câu hỏi này giúp ít nhiều nhất cho bạn. Đó lại là một câu hỏi khó.
Bạn cảm thấy công việc nhàm chán quá. Bạn nên đặt câu hỏi gì?
"Làm sao để công việc thú vị hơn?"
Rồi bạn vò đầu bứt tóc và nghĩ ra rất nhiều phương án nhưng hầu như không phương án nào khả thi. Đó là lúc bạn nên đổi câu hỏi.
Những câu hỏi chung chung như trên thì thường phạm vi quá lớn để bạn có giải pháp gì đó thiết thực và hiệu quả ngay lập tức. Cách làm thường là giảm phạm vị của câu hỏi lại.
"Làm sao để công việc trong tuần này thú vị hơn?"
Vậy là bạn đã có một câu hỏi với phạm vi nhỏ hơn và thiết thực hơn. Công việc trong tuần gồm 4, 5 công việc nhỏ và cụ thể. Bạn có thể cải tiến 1,2 công việc trong đó để nó hiệu quả hơn hoặc thú vị hơn để làm.
Nhưng một câu hỏi khác lại nhen nhóm. "Tại sao bạn lại muốn công việc thú vị hơn?"
Công việc thú vị hơn tất nhiên là tốt hơn công việc không thú vị rồi, chuyện đó có gì mà phải hỏi. Một người chọn một công việc thì chưa chắc đã là công việc họ yêu thích nhất nhưng thường là công việc khả dĩ tốt nhất cân bằng giữa mức độ chịu đựng và thu nhập của mình. Đến khi có cơ hội theo đuổi công việc ước mơ với thu nhập hợp lý thì người đó cũng có thể đổi việc. Tuy nhiên trong lúc vẫn còn làm công việc hiện tại thì công việc thú vị hơn vẫn luôn là tốt hơn.
Thú vị hơn nghĩa là sao?
Câu trả lời cho câu hỏi này thật ra có vô vàng đáp án. Nhưng một đáp án mà đa số mọi người công nhận là làm được công việc có công suất cao hơn thì tương đương với thú vị hơn. Vậy câu hỏi có thể chuyển thành " Làm thế nào để gia tăng năng suất trong công việc của một tuần tới". Chúng ta vẫn bám sát với phạm vị mà chúng ta có thể quản lý được nhưng làm rõ hơn định nghĩa của thú vị. Và việc tăng năng suất cũng dễ đo lường hơn là "Thú vị".
Câu hỏi này làm tôi lại nhớ để phương pháp đặt mục tiêu S.M.A.R.T
Specific: Cụ thể rõ ràng trong phạm vị nhất định
Measurable: Có khả năng đo lương được
Achievable: Có khả năng làm được
Relevant: Có ý nghĩa với bản thân
Time bound: Có thời gian xác định
Nếu bạn đặt được 1 câu hỏi mà đầy đủ năm yếu tố trên, thì đâu đó câu trả lời sẽ hiển hiện trên ngay chính câu hỏi.
Nhưng cũng có lúc tôi muốn đặt những câu hỏi hết sức mơ hồ...
Tôi là ai?
Mục tiêu của tôi trong cuộc đời này là gì?
Những câu hỏi như vậy là nhưng câu hỏi rất sâu sắc nhưng không thể chỉ đơn thuần hỏi xong là rồi nghĩ vu vơ được. Cuối cùng bạn cũng rất khó kiểm câu hỏi thỏa đáng. Thay vì vậy mình cứ lười biếng áp dụng cái quy tắc vớ vẩn ở phía trên để tạo ra những câu hỏi khác thỏa đáng hơn, dễ trả lời hơn xem.
Tôi là ai?
Từ năm 4 tuổi đến bây giờ tôi là người như thế nào?
Trong 1 năm nữa tôi muốn là người như thế nào?
Làm cách nào để tôi biết tôi đang trên con đường để trở thành người như vậy?
Trở thành người mà tôi muốn trở thành có ý nghĩa như thế nào với tôi?
Còn 5 năm ,10 năm nữa thì sao?
Các câu hỏi trên thì có vẻ dễ trả lời hơn vì bạn sẽ nhớ rõ quá khứ của bạn từng trải qua, các mốc thời gian các sự kiện. Để có thể làm rõ hơn con người mình từng trải qua.
Còn mục tiêu trong 1 năm nữa thì dễ kiểm soát hơn các mục tiêu không có thời hạn.
Các câu hỏi có thời giạn 5-10 năm tuy khó hơn nhưng ít nhất nó cũng có một lộ trình cụ thể để rèn luyện bản thân.
Điều quan trọng là bạn phải chọn câu hỏi hợp lý và tự mình trả lời nó
Don't worry, be happy.
Comments
Post a Comment